7 bài học quý giá từ vị tổng thống Benjamin Franklin
Chúng không phải lúc nào cũng hoàn toàn bất lợi. Trước tiên, hãy dồn toàn lực để tạo ra những thay đổi tích cực, thay vì để những biến động bên ngoài liên tiếp ập đến với bạn một cách thụ động. Cố gắng nhìn nhận sự thay đổi một cách tích cực thay vì theo chiều hướng tiêu cực ở bất cứ đâu bạn có thể.
Ông từng trải qua nhiều công việc như nhà văn, nhà xuất bản, nhà ngoại giao, nhà phát minh và là một trong những người có công trong việc lập nên nước Mỹ ngày nay.
Dưới đây là 7 bài học mà mọi người có thể học được từ Benjamin Franklin để thành công trong cuộc sống:
1. Nói ít làm nhiều
“Làm hay luôn tốt hơn là chỉ nói hay”.
Lời nói không có nhiều ý nghĩa. Nếu bạn chỉ nói suông về những dự định của bạn thì không thể biến chúng thành hiện thực. Chúng ta gặp không ít người mà họ chỉ suốt ngày nói về những điều mà họ sẽ làm chứ chẳng bao giờ bắt đầu những bước dù là nhỏ nhất để thực hiện chúng. Họ cuối cùng cũng sẽ bị mọi người xung quanh đặt ra một dấu hỏi lớn về sự tin cậy. Xã hội hiện đại không thiếu loại người này. Chỉ có hành động và đi thẳng vào công việc mới khiến việc đó được hoàn thành, còn không thì sẽ chẳng có điều kỳ diệu nào xảy đến với bạn.
2. Đừng bao giờ trì hoãn điều gì
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
Bạn cần luôn nghĩ như vậy. Đây có lẽ là một trong những câu mà các bậc cha mẹ hay nói với con cái họ nhiều nhất. Với những thành tựu ấn tượng của mình trong cuộc sống, Benjamin Franklin luôn nói không với sự trì hoãn trong công việc. Ông là người của những mục đích rõ ràng và ông biết cách làm việc chăm chỉ để đưa tầm nhìn của mình trở thành thực tế. Biết đâu việc mà bạn định đẩy lùi tới ngày mai lại có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn ngày hôm nay thì sao?
3. Luôn chuẩn bị tốt mọi thứ
“Thất bại từ khâu chuẩn bị đồng nghĩa với việc bạn chuẩn bị để thất bại”.
Bạn cần lên kế hoạch cẩn thận để hoàn thành mục tiêu của mình. Làm một việc gì đó mà không suy nghĩ về kết quả cuối cùng cũng như cách để thực hiện chắc chắn sẽ khiến mặt bạn trở nên méo xẹo khi nhìn thấy kết quả. Hãy chuẩn bị một kế hoạch thực tế và cách tiếp cận có hệ thống cho các mục tiêu của bạn.
business chuyên cung cấp tin tức giáo dục, các ý tưởng khởi nghiệp mới, khám phá các công trình khoa học và công nghệ mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu trong lĩnh vực kinh doanh mới nhất và những ý tưởng kinh doanh
4. Đừng chống lại sự thay đổi
“Ngừng thay đổi đồng nghĩa với ngừng hoạt động”.
Điều này có nghĩa là bạn không còn nỗ lực nữa và đang đi tới sự kết thúc. Trong khi rất nhiều người trong số chúng ta không thích sự thay đổi, nhiều người lại có thể tận dụng nó như một cơ hội. Sự thay đổi là cái gì đó tất yếu. Bạn càng cố gắng chống lại chúng, bạn càng mất nhiều năng lượng và thời gian hơn, và mọi chuyện vẫn không đi đến đâu. Do đó, hãy từ bỏ ý nghĩ chống lại sự thay đổi.
Chúng không phải lúc nào cũng hoàn toàn bất lợi. Trước tiên, hãy dồn toàn lực để tạo ra những thay đổi tích cực, thay vì để những biến động bên ngoài liên tiếp ập đến với bạn một cách thụ động. Cố gắng nhìn nhận sự thay đổi một cách tích cực thay vì theo chiều hướng tiêu cực ở bất cứ đâu bạn có thể.
5. Luôn chuyển động
“Con người có thể được chia làm ba phần: phần không thể chuyển động, phần có thể chuyển động và phần đang chuyển động”.
Đó là lý do tại sao lại có cụm từ “movers and shakers” – họ là những người khiến mọi thứ có thể biến đổi một cách tích cực trong tổ chức, những người này có thể là VIP, những nhân tố xúc tác quan trọng cho hành động của mọi người và có tầm ảnh hưởng trong các sự kiện. Nếu bạn có được những tố chất này thì mọi tổ chức và mọi nhóm luôn cần đến bạn.
6. Tránh những công việc “bận rộn” không cần thiết
“Đừng nhầm lẫn giữa vận động với hành động”.
Bạn đã từng bao giờ có cảm giác luôn chạy lòng vòng xung quanh chứ không phải đang đi vào làm cụ thể một điều gì đó? Sự thật là không ít người cũng gặp phải tình trạng này. Bạn bận rộn với các kế hoạch cá nhân và chạy “sô” với hết cuộc hẹn này tới cuộc hẹn khác, đôi khi chúng chẳng mang lại cho bạn gì cả. Cuối cùng, khi nhìn lại những gì đã làm được trong một ngày, hãy tự ngẫm xem bao nhiêu phần trăm trong số những cuộc hẹn đó thực sự có ích và cần thiết? Đừng để cảm giác luôn di chuyển và cảm thấy mình là một người bận rộn đánh lừa những gì bản thân bạn đã thực hiện được.
7. Cho phép mình mắc lỗi
“Đừng sợ mắc phải sai lầm. Bạn có thể nếm mùi thất bại nhưng điều quan trọng là tiếp tục để vượt qua chúng”.
Nếu chúng ta lo sợ những thất bại có thể gặp phải, chúng ta sẽ trở nên ngại thử nghiệm những điều mới mẻ. Cảm giác sợ hãi là một kẻ giấu mặt khiến bạn luôn nép mình trong vùng an toàn của bản thân. Một trong những nguyên tắc đã được rút ra là: nếu bạn chỉ ở trong vùng an toàn của mình thì khả năng đạt được đỉnh cao thành công là rất thấp. Chấp nhận chịu những rủi ro và cho phép mình được quyền mắc lỗi, điều này rất có thể sẽ dẫn bạn tới một “phiên bản” thành công hơn của chính mình.
Theo Internet
Quản trị Doanh Nghiệp |
Nhân vật Nổi Tiếng |
Tin Tức Doanh nghiệp |
Khoa học Công Nghệ |
Nội – Ngoại Thất |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply